Tiếng Việt
|
English
Search for:
Tổng quan về dự án
Mục tiêu của dự án
Công nghệ
Địa bàn triển khai
Các bên tham gia
Tin hoạt động
Tin khác & Tin địa phương
Thông tin mời thầu
Thông tin tuyển dụng
Sử dụng khí
Sử dụng phụ phẩm KSH
Thiết bị sử dụng KSH
Câu chuyện địa phương
Công văn & Thông báo
Hướng dẫn hoạt động tỉnh
Hội thi sáng tạo CN KSH
Ấn phẩm
Thư viện phim
Thư viện ảnh
Trang chủ
Giới thiệu
Hoạt động
Tin tức - Sự kiện
Tài chính các bon
Người sử dụng KSH
Chuyên mục Tỉnh
Thư viện
Câu hỏi thường gặp
Bạn đang xem :
Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi thường gặp
Cách phát hiện hiện tượng giảm áp suất khí ?
Theo dõi độ chênh ở áp kế.
Làm thế nào để kiểm tra độ kín nước bể phân giải ?
Hãy đổ nước đầy đến cổ bể phân giải, theo dõi mực nước giảm trong 24 giờ.
Có mấy loại thiết bị KSH chính ?
Thiết bị có bộ phận tích khí kết hợp với bể phân giải, TB có nắp chứa khí nổi và TB có bộ phận tích khí tách riêng.
Người sử dụng KSH được dự bao nhiêu lần tập huấn về KSH, là những tập huấn nào ?
Người sử dụng KSH được dự 01 lần tập huấn về hướng dẫn vận hành và bảo quản công trình,sử dụng phụ phẩm trong trồng trọt chăn nuôi.
Hồ sơ chuyển tiền trợ giá của người sử dụng gửi về BPD bao gồm các biểu mẫu nào ?
Biểu số 3, biểu số 7, biểu số 9 và biểu 29; (Theo quyển Hướng dẫn Triển Khai các Hoạt động của Dự án ở Tỉnh, Bản sửa đổi năm 2008)
Tác dụng của bể điều áp là gì ?
Bể điều áp là bộ phận của công trình khí sinh học. Chức năng của bể điều áp là điều hòa áp suất khí trong bể phân giải và đồng thời cũng tạo áp suất nén lên khối không khí sinh ra trong bể phân giải (bể chính). Nếu không có bể điều áp, bể phân giải sẽ bị vỡ và khí sinh ra không tự động đi vào đường ống để sử dụng được.
Thành phần chính của khí sinh học chính là gì ?
Thành phần chính của KSH là mêtan (50-70%), Cac bo nic (30-45%), ngoài ra còn một lượng nhỏ các khí khác như H2S (mùi trứng thối), Nitơ, hydro… Sự cháy của KSH do hàm lượng khí mêtan trong KSH quyết định. Nếu hàm lượng này thấp thì mặc dù có khí sinh ra nhưng khí này đốt sẽ không cháy.
Làm cách nào để lấy cặn bùn ở đáy bể liên tục và dễ dàng ?
Có thể sử dụng máy hút (kiểu như hút bể phốt) thông qua ống nạp để hút toàn bộ bã cặn ra khỏi bể phân huỷ. Tuy nhiên, ống nạp cần có đường kính lớn và quá trình cần thực hiện thường xuyên vì nếu để lâu, lớp váng đóng lại dày và cứng sẽ khó có thể hút ra được.
Làm thế nào để chống đóng váng trong bể phân giải ?
Để ngăn sự tạo váng, gia đình nên xây thêm bể nạp. Bể nạp này cần có nắp đậy ngăn giữa bể nạp và bể phân giải (bể chính). Trước khi nạp nguyên liệu vào bể chính, cần khuấy đều phân và nước, sau đó mở nắp cho nguyên liệu nạp chảy vào bể phân giải. Tỷ lệ pha loãng cũng cần chú ý. Không nên nạp quá nhiều nước vì sẽ nhanh tạo váng. Với phân động vật, chỉ nên pha loãng tối đa theo tỷ lệ 1 phân: 1-3 nước.
Thời gian lưu nước và lưu bùn tối ưu trong bể phân giải là bao lâu ?
Thời gian lưu tối thiểu của nguyên liệu nạp phải từ 35-40 ngày. Khi nhiệt độ xuống thấp, ví dụ đợt lạnh cuối năm 2007 tại miền Bắc, thời gian lưu ít nhất phải 45-50 ngày.
|<
<
1
2
3
>
>|
Displaying results 11-20 (of 24)
Trang chủ
|
Giới thiệu dự án
|
Liên hệ
|
Câu hỏi thường gặp
|
Bản đồ trang
|
Liên kết websites
© 2007 - 2015 Bản quyền Ban quản lý Dự án "Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam"
Địa chỉ:
Phòng 104, Nhà 2G, Khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, 298 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại:
(84. 4) 3726.1771 -
Fax:
(84.4) 3726.1773
Email:
bpovn@biogas.org.vn