Năm 2009 Dự án “Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” đã được đưa về huyện nhưng bà con còn nặng long hoài nghi về Dự án và không biết công trình KSH xẽ được xây theo kiểu gì hay vẫn lặp lại cách làm cũ thì rất khổ cho dân.
Anh Nguyễn Xuân Cẩm, một cán bộ của phòng Nông nghiệp huyện Thăng Bình, được Dự án đào tạo thành kỹ thuật viên KSH đã tận dụng triệt để những công cụ và thương hiệu của Dự án để lấy lại niềm tin của các hộ dân vào KSH.
Trên cơ sở các thiết bị KSH kiểu KT1 và KT2 đã được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận trong tiêu chuẩn ngành và phát hành kèm bản vẽ thiết kế của 128 mẫu thiết bị KSH, anh Cẩm đã tiếp cận trực tiếp các hộ dân có nhu cầu xây dựng để tư vấn giúp họ lựa chọn kiểu cỡ thiết bị KSH phù hợp cho hộ dân. Sau khi hộ dân quyết định chọn cỡ thiết bị nào đó anh Cẩm sẽ giới thiệu thợ xây của Dự án cho hộ dân và sao một bản vẽ của thiết bị đó cho hộ dân, kèm theo giải thích những thông số cơ bản để họ hiểu được các bước xây dựng cơ bản. Bằng cách làm này, hộ dân là những người sát cánh bên thợ trong suốt quá trình xây dựng, họ đã tham gia vào việc giám sát chất lượng cùng với KTV. Cụ thể hộ dân biết được kiểu-khối lượng (thể tích) của công trình, các kích thước hình học quan trọng được giám sát, và việc dự trù vật liệu cũng gần với thực tế không dư thừa lãng phí. Cuối cùng khi thanh toán giá trị công xây dựng không sợ bị thợ xây bóp méo. Đồng thời khi đi kiểm tra nghiệm thu sẽ đối chiếu bản vẽ đã phát cho hộ dân với kích thước thực tế, và với nội dung mã số mà thợ xây khắc trên cổ bể phân giải hoặc tại vị trí khác gần công trình. Và sẽ đề nghị thợ xây khắc phục nếu có lỗi từ phía thợ trước khi làm biên bản nghiệm thu.
Đến hết năm 2012, tổng số có 187công trình KSH được xây dựng cho Dự án ở huyện Thăng Bình và 100% đang hoạt động tốt, một kết quả không quá cao nhưng lòng tin của hộ dân nơi đây vào Dự án là cao, họ hài lòng với chất lượng xây dựng của thợ xây cũng như luôn tin tưởng vào cách hỗ trợ, giám sát kỹ thuật của KTV Cẩm. Nếu có ai tới thăm công trình KSH thuộc Dự án ở huyện Thăng Bình thì sẽ được hộ dân nơi đây nói “công trình biogas của họ là xứng với đồng tiền bát gạo họ đã đầu tư”.

DSCF3742.jpg